Điều hòa bị dơ phải vệ sinh như thế nào?
Điều hòa bị dơ có thể dẫn tới những tác động xấu như thế nào tới khả năng hoạt động của máy? Làm thế nào để nhận biết đâu là thời điểm cần vệ sinh máy? Cách vệ sinh máy điều hòa đúng cách là gì? Tất cả sẽ được ĐIỆN MÁY LÝ TƯỞNG giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Tác hại khi để điều hòa dơ
Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn hoặc các chất cặn,.. có thể bám lại và tích tụ trong dàn nóng và dàn lạnh của máy. Nếu điều hòa không được vệ sinh định kỳ, các mảng bám bẩn này càng tích tụ dày và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của thiết bị.
Một số ảnh hưởng của việc để điều hòa bị dơ:
- Làm giảm hiệu quả làm lạnh của máy
- Khiến điều hòa tiêu tốn một lượng điện năng lớn hơn để có thể làm mát/sưởi ấm so với thông thường
- Làm giảm chất lượng không khí thổi ra từ điều hòa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng
- Làm giảm tuổi thọ của các linh kiện, bộ phận máy
Điều hòa bị dơ rất ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng
2. Dấu hiệu điều hòa bị dơ cần được vệ sinh
- Điều hòa có mùi hôi
Không vệ sinh điều hòa thường xuyên khiến bụi bẩn tích tụ dày trên các bộ phận, linh kiện của máy, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc gây mùi sinh sôi phát triển. Không khí thổi ra từ máy không còn sạch sẽ mà mang theo mùi hôi khó chịu, nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Điều hòa chạy yếu, khả năng làm lạnh kém
Lưới lọc bụi ở dàn lạnh của điều hòa quá bẩn khiến luồng hơi lạnh bị cản trở và khó thoát ra ngoài để làm mát không khí. Không những vậy, mỗi khi khởi động máy bạn có thể cảm nhận được máy chạy ì hơn, phát ra nhiều tiếng động lạ bất thường.
Điều hòa bị dơ cách nhận biết
- Điều hòa bị chảy nước
Tình trạng lỗi điều hòa bị chảy nước (dẫn đến điều hòa bị dơ) có thể là một biểu hiện cho thấy thiết bị của bạn đang bị bẩn, hoặc đường ống thoát nước đang bị tắc.
- Xuất hiện tình trạng bám tuyết trên điều hòa
Bụi bẩn cản trở khả năng lưu thông luồng khí trong máy. Hơi lạnh không thể thoát ra ngoài quay ngược lại vào trong thiết bị, gây nên hiện tượng đóng tuyết trên dàn lạnh.
Điều hòa bị dơ tình trạng bám tuyết
- Cục nóng không hoạt động
Bên cạnh những nguyên nhân chính như hỏng bo mạch, xì gas,.. thì lỗi cục nóng điều hòa không hoạt động có thể do lưới lọc đã quá bẩn.
3. Hướng dẫn vệ sinh điều hòa đúng cách
3.1. Thời gian vệ sinh điều hòa
Đối với điều hòa dân dụng, tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện môi trường mà thời gian và tần suất vệ sinh máy có thể thay đổi.
- Đối với gia đình có nhu cầu sử dụng thấp (3 ~ 4 ngày/tuần): 3 ~ 6 tháng/lần
- Đối với gia đình có nhu cầu sử dụng điều hòa cao (sử dụng mỗi ngày): 1 ~ 3 tháng/lần
Đối với bộ lọc không khí tại dàn lạnh loại bỏ điều hòa bị dơ:
- Đối với điều hòa mới (sử dụng < 4 tháng): 1 tháng/lần
- Đối với điều hòa cũ: 2 - 3 tuần/lần
Ngoài ra, với các dòng điều hòa sử dụng tại các không gian công cộng như văn phòng, công sở, nhà hàng, quán cafe, xưởng,.. thì thời gian vệ sinh nên là 1 ~ 2 tháng/lần.
3.2. Các dụng cụ cần chuẩn bị
- Máy bơm
- Túi vệ sinh điều hòa
- Chai xịt
- Các dụng cụ khác: khăn lâu, tua-vít, thang, dung dịch vệ sinh,..
- Ngoài ra, nếu muốn kiểm tra tình trạng gas điều hòa, bạn cần chuẩn bị thêm đồng hồ đo gas chuyên dụng
Điều hòa bị dơ cần vệ sinh sử dụng các dụng cụ
3.3. Cách vệ sinh điều hòa bị dơ tại nhà
- Bước 1: Khởi động, kiểm tra thiết bị trước khi vệ sinh
+ Nếu thiết bị hoạt động bình thường, quạt gió hay cánh tản không gặp vấn đề thì bạn có thể bắt đầu việc vệ sinh máy.
+ Nếu phát hiện hư hỏng hoặc trục trặc khi bật máy, bạn nên liên hệ tới các trung tâm sửa chữa điều hòa uy tín để được hỗ trợ tư vấn kĩ càng hơn.
- Bước 2: Ngắt điện thiết bị, tránh nguy cơ giật điện khi đang vệ sinh máy.
Điều hòa bị dơ vệ sinh máy lạnh tại nhà
- Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh điều hòa
+ Mở nắp dàn lạnh của máy, tháo bộ lọc một cách nhẹ nhàng để tránh làm rách màng lọc.
+ Dùng khăn ẩm, bàn chải mềm,.. loại bỏ bụi bẩn trên tấm lọc. Nếu tấm lọc quá bẩn và khó vệ sinh, bạn có thể pha loãng một chút xà phòng để làm sạch. Tuy nhiên, không sử dụng hóa chất mạnh để tẩy rửa, có thể làm hỏng bộ lọc.
+ Để bộ lọc khô hoàn toàn (để khô tự nhiên hoặc dùng khăn khô thấm nước - điều hòa bị dơ).
Điều hòa bị dơ vệ sinh tấm lọc lưới
Trong khi chờ bộ lọc khô hoàn toàn, bạn có thể tiến hành vệ sinh các bộ phận khác của dàn lạnh:
+ Dùng bọc chuyên dụng bọc lại dàn lạnh, tránh nước văng ra trong quá trình vệ sinh có thể làm bẩn tường hay các đồ dùng trong nhà khác.
+ Sử dụng khăn khô/bọc nilon bọc lại khu vực mạch điện
+ Dùng vòi xịt để xịt rửa bụi bẩn tích tụ trên cục lạnh của máy. Không xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch.
Điều hòa bị dơ dùng vòi xịt để rửa các bụi bẩn
- Bước 4: Vệ sinh dàn nóng cho điều hòa bị dơ
+ Tháo bỏ phần vỏ bảo vệ của mặt trước dàn nóng
+ Xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi trong dàn nóng
+ Xịt rửa phần mặt sau của dàn nóng cũng như vỏ máy
+ Sử dụng khăn để lau khô toàn bộ thân máy
Điều hòa bị dơ vệ sinh dàn nóng cơ bản
>> Lưu ý: tránh xịt rửa trực tiếp lên bo mạch dàn nóng. Không xử dụng vòi xịt áp suất cao để xịt quạt dàn nóng vì có thể khiến cánh quạt cong vênh.
- Bước 5: Kiểm tra gas điều hòa
+ Dùng tua-vít 4 chấu để tháo ốp bảo vệ mạch điện
+ Nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng và tiến hành đo
Điều hòa quá lạnh bạn nên làm thế nào?
+ Dùng ampe kế do dòng điện trên thiết bị
+ So sánh thông số trên đồng hồ đo gas và ampe kế với thông số của nhà sản xuất để biết điều hòa có bị thiếu gas hay không
+ Nếu cần thay mới hoặc nạp bổ sung gas, bạn nên liên hệ tới các trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ vì việc này có yêu cầu khá phức tạp, cần dụng cụ chuyên dụng cũng như người thay gas phải có kiến thức, chuyên môn để tránh tình trạng điều hòa bị dơ.
Điều hòa bị dơ cần nạp gas vào dàn nóng
- Bước 6: Lắp đặt lại và kiểm tra sau khi vệ sinh
Sau khi các bộ phận của điều hòa được vệ sinh và lắp đặt lại như cũ, bạn hãy thử khởi động thiết bị. Nếu máy hoạt động bình thường và không xuất hiện các dấu hiệu như đóng tuyết, mùi hôi, làm lạnh yếu,..tức là việc vệ sinh máy đã hoàn thành.
Điều hòa bị dơ kiểm tra lại khi sửa xong
Trên đây là cách nhận biết các dấu hiệu và vệ sinh điều hòa bị dơ đúng cách, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới ĐIỆN MÁY LÝ TƯỞNG để được giải đáp rõ hơn bạn nhé!